Khám phá đời sống, ẩm thực của người dân Trường Sa
Đến với Trường Sa là đến với nắng gió và cát biển mặn mòi quanh năm. Vì vậy, những vườn rau xanh mướt trên quần đảo này thật sự quý giá đối với cuộc sống của người lính Hải quân nơi đầu sóng ngọn gió. Trong ảnh, khách tham quan vườn rau dền xanh mướt trên đảo Đá Tây ( quần đảo Trường Sa), rau được trồng trong nhà kính kiên cố để ngăn làn gió mặn.
Những con vật nuôi sinh sôi trên đảo nổi, đảo chìm không chỉ mang đến cảm giác gần hơn với đất liền mà còn là nguồn cung cấp thực phẩm tươi dồi dào cho các chiến sĩ.
Nhiều điểm đảo đã phát triển được đàn lợn, gà, đủ để sử dụng trong hầu hết các bữa ăn của đơn vị. Rau xanh vốn trước đây cực kỳ khan hiếm thì đến nay cũng đã được gieo trồng thành công ở tất cả 21 đảo của quần đảo Trường Sa.
Mặc dù không được trồng trong nhà kính như đảo Đá Tây nhưng vườn rau của các chiến sĩ trên đảo Sơn Ca vẫn được bảo vệ bởi những tấm tôn mới tinh.
Nhiều loại rau trên đảo còn phát triển tốt hơn trong đất liền, cung cấp đủ rau xanh cho 100% các bữa ăn của cán bộ chiến sĩ trên đảo. Chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm tươi giúp nâng cao chất lượng huấn luyện và khả năng sẵn sàng chiến đấu của tất cả các điểm đảo.
Trên đảo Núi Le, các chiến sĩ Hải quân luôn có cách để trồng các loại rau xanh gối đầu nhau để cải thiện bữa ăn cho bộ đội.
Ngay sau chuyến thăm Trường Sa của đoàn công tác Bộ NN&PTNT do Thứ trưởng Bùi Bá Bổng dẫn đầu vào tháng 5-2011, một chiến lược phát triển tổng thể ngành nông nghiệp cho quần đảo Trường Sa giai đoạn 2011 – 2013 đã được giao cho Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật miền Nam và các vụ, viện chuyên môn nghiên cứu kế hoạch triển khai.
Tương lai không xa, quân và dân trên các quần đảo sẽ chủ động được các nguồn thực phẩm sạch, Trường Sa sẽ tự túc được nhiều sản phẩm nông nghiệp Theo Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật miền Nam, dự án “Phát triển cây trồng, vật nuôi phục vụ sản xuất tự túc và tôn tạo cảnh quan ở quần đảo Trường Sa” do Viện thực hiện được Bộ NN&PTNT đưa vào danh sách những đề án phát triển Trường Sa sẽ triển khai trong giai đoạn 2011-2013.
Mức đầu tư của dự án là 3,5 tỷ đồng gồm các mục tiêu như xây dựng 5 km trồng rau hoa ở 4 đảo nổi; 2.000 m2 trồng rau ăn lá, cung cấp 500 vòm kính và vòm lưới; thử trồng 3-4 loại cây ăn quả, cây cảnh; lập 1-2 vườn nhân giống đặc trưng của mỗi đảo. Để đảm bảo triển khai dự án có hiệu quả, Viện đã đề xuất Bộ NN&PTNT phê chuẩn kế hoạch tập huấn cho 300 lượt cán bộ về kỹ thuật trồng rau quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm cho quần đảo Trường Sa.
Ông Lê Viết Bình, Phó trưởng Văn phòng đại diện phía Nam, Bộ NN&PTNT nhận định: khuôn khổ và quy mô của dự án là hết sức thiết thực, cần thiết cho quân, dân Trường Sa. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết, đất để trồng rau ở Trường Sa hiện đang là vấn đề khó khăn.
Ngoài ra, do chưa có nhiều nghiên cứu nông nghiệp trước đó cho quần đảo Trường Sa cũng là khó khăn không nhỏ trong quá trình nghiên cứu, phát triển dự án.
Dù còn một số khó khăn cần được nghiên cứu kỹ lưỡng trong chiến lược phát triển tổng thể ngành nông nghiệp cho quần đảo Trường Sa, tuy nhiên tính khả thi của dự án được Bộ NN&PTNT đánh giá khá cao.
Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm trong nhiều lần chuyển giao khoa học kỹ thuật trước đây tại các đảo Phú Quý, Phú Quốc… tương lai không xa, quân và dân trên các quần đảo sẽ chủ động tự túc được các nguồn thực phẩm sạch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tốt nhất.
Theo kế hoạch, 8 đảo thuộc quần đảo Trường Sa sẽ được thí điểm đầu tiên khi dự án được triển khai. Ngoài dự án nêu trên, hiện Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 đã triển khai đề tài cấp Nhà nước về “Nghiên cứu khai thác một số loài cá có giá trị kinh tế ở vùng rạn đáy đá san hô của quần đảo Trường Sa bằng ngư cụ lồng bẫy và câu các loại”, dự kiến sẽ ứng dụng vào tháng 8 tới.
“Việc đầu tư khai thác tiềm năng đánh bắt, nuôi trồng hải sản ở quần đảo Trường Sa sẽ góp phần khẳng định chủ quyền trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam”. Ông Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh như vậy trong chuyến công tác tại Trường Sa tháng 5-2011.
Khai phá tiềm năng nông nghiệp, khẳng định chủ quyền Nhiều nghiên cứu trong nước cho thấy tiềm năng phát triển ngành nông nghiệp tại quần đảo Trường Sa là rất lớn.
Hiện vùng biển quần đảo Trường Sa có 18 họ hải sản với 32 giống và 37 loài, trong đó các loài cá có giá trị kinh tế cao như cá ngừ mú, cá hồng, cá vây vàng, cá ngừ mắt to, cá thu…
Tại khu vực đảo Đá Tây hiện đã hình thành một trung tâm hậu cần dịch vụ nghề cá (thuộc Công ty TNHH một thành viên dịch vụ khai thác hải sản Biển Đông), với đầy đủ kho chứa hàng, nhà nghỉ, nhà kính trồng rau… đặt nền móng cho hoạt động đánh bắt và nuôi trồng hải sản trên biển trong tương lai.
PGS.TS Lê Kế Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật, kinh tế biển TP. Hồ Chí Minh cho biết, ở khu vực quần đảo Trường Sa thường gặp các “hồ nước mặn”.
Đó là những hồ nông, không chịu tác động trực tiếp của sóng, dòng chảy lặng (như Đá Lát), do vậy trong lòng hồ có nhiều hải sản đặc hữu, thậm chí có nhiều loài trai đánh bắt được nặng tới 100 kg; lươn biển dài hàng mét…
Ngoài ra, hiện Trường Sa có khoảng 1.000 loài san hô, trong đó có loài san hô rừng Coralium dùng làm đồ mỹ nghệ cao cấp và mã não rất quý, vốn chỉ có ở Địa Trung Hải. Một trong những tiềm năng lớn cần được khai thác trong chiến lược phát triển tổng thể ngành nông nghiệp
Trường Sa đó là phát triển nghề đánh bắt xa bờ. Vùng đặc quyền kinh tế của nước ta ước tính khoảng 1 triệu km2 với những ngư trường lớn nhưng ngành đánh bắt xa bờ mới chỉ khai thác được một phần.
“Tiềm năng phát triển nông nghiệp tại quần đảo Trường Sa có vai trò cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam. Tuy nhiên, tiềm năng này cần phải được bảo vệ và khai thác hợp lý, bền vững.
Nếu không có một hệ thống bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển tốt thì những tài nguyên này sẽ bị các nước khác, với các phương tiện đánh bắt có tính hủy diệt làm cạn kiệt”. PGS. TS Lê Kế Lâm nhận định.
Như vậy, trong tương lai gần, khi các dự án phát triển tổng thể ngành nông nghiệp cho quần đảo Trường Sa được triển khai, quân và dân tại đây sẽ tự túc được lương thực, thực phẩm; đồng thời góp phần quan trọng vào việc khẳng định chủ quyền trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Phóng sự thực tế về Trường Sa.
Cùng Trường Sa đón tết
“Đảo là nhà, biển cả là quê hương”, đó là quan niệm về một tình yêu lớn đối với mỗi người lính đảo. Vậy nhưng, Tết đến Xuân về, hình ảnh xuân nhà với mái ấm gia đình nhỏ luôn gợi lên trong lòng những người lính đang làm nhiệm vụ ngoài đảo xa niềm yêu thương, luyến nhớ.
Trên đảo Nam Yết, có người chiến sĩ tên Nguyễn Thái Khương, được biết đến với hình ảnh một người lính vượt khó, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành.
Một chàng trai sức vóc, nhanh nhẹn trong công việc, vậy mà khi chúng tôi hỏi chuyện gia đình, chiến sĩ Nguyễn Thái Khương trở nên bẽn lẽn kể: “Quê em ở làng biển của tỉnh Ninh Thuận, nhà chỉ có ba mẹ con.
Khi mẹ em có bầu, chuẩn bị sinh thì bố bỏ đi theo người đàn bà khác, bỏ mặc mẹ ròng rã mưu sinh để nuôi con. Mẹ đã cố nuôi hai chị em em ăn học. Đến năm lớp 8, em phải bỏ học giữa chừng để phụ mẹ gánh cá thuê, kiếm sống.
Ngày em đi bộ đội nghĩa vụ ra đảo, mẹ vừa vui mừng, vừa rưng rưng nước mắt. Mẹ vui vì em đã trưởng thành, buồn vì em không được đi học như chúng bạn cùng lứa. Buồn nữa là mái nhà tranh lúc bão quật, giông khua, mưa dột thiếu đi bàn tay một người đàn ông lợp lại”.
Chiến sĩ Khương kể, từ ngày anh ra đảo, dù sức đã yếu nhưng mẹ anh vẫn sớm tối với gánh cá thuê được trả công hai mươi ngàn đồng một chuyến, từ tàu lên bờ rồi từ bờ lên tàu.
Gần Tết, khi nhà nhà, người người đã sum vầy đông đủ thì mẹ vẫn phải quang gánh mưu sinh. “Em muốn khi hoàn thành xong nghĩa vụ quân sự, sẽ trở về quê đi theo nghề đánh cá khơi xa, hay làm những công việc khác rồi xây cho mẹ một nếp nhà, để mẹ yên tâm, để mẹ bớt nhọc nhằn”, người chiến sĩ trẻ tâm sự.
Nghe anh kể, niềm rạo rực của mùa xuân trong chúng tôi như lắng lại. Nói về mùa xuân trên đảo xa, Khương cho chúng tôi tha hồ tưởng tượng. Anh bảo, dưới gốc cây bàng vuông, vài manh chiếu đã được trải ra và lính đảo đặt lên đó những lá dong, những cân gạo nếp để gói bánh chưng mừng Tết mà như gói vào trong đó muôn ngàn phong vị cùng nỗi nhớ quê nhà.
Câu chuyện về chiến sĩ Nguyễn Thái Khương gợi cho chúng tôi hình ảnh một người lính khác ở đảo Sinh Tồn: Thượng úy Mai Ngọc Lượng. Anh sinh năm 1988, quê Thái Bình.
Khi được chúng tôi hỏi về mùa xuân quê nhà, anh tâm sự: “Bố em bị mù nhiều năm nay rồi, mẹ thì không còn sức lao động, ốm đau cũng nhiều.
Vợ em chưa có công ăn việc làm, hiện ở nhà trông con… Bình thường gọi điện về nhà đã ngậm ngùi, mùa xuân lại càng thương nhớ hơn”.
Thượng úy Mai Ngọc Lượng trải lòng, bố anh sinh ra ở miền quê biển, nhưng từ khi bị mù thì ông không còn biết biển ra sao và ở phương nào.
Mỗi lần nghe tiếng con trai trong điện thoại, ông chỉ muốn nghe anh kể chuyện biển. “Mới đây em gọi về, bố em kể: “Đêm qua bố mơ thấy mình đi biển, trên khoang thuyền chất đầy cá. Biển mùa xuân thế nào, con kể cho bố nghe đi!”.
Rồi hôm khác bố em lại nói: “Đêm qua bố mơ gặp con ở đảo Trường Sa, xung quanh toàn đào thắm và lộc biếc”… Câu hỏi của người cha ở quê nhà khiến Thượng úy Lượng cảm động đến nghẹn ngào.
Khi biết con trai mình phấn đấu để trở thành một người lính đảo, ông mừng vui và rất đỗi tự hào. Trả lời những câu hỏi của hàng xóm láng giềng chốn quê nghèo: “Biển ngoài Trường Sa có như biển Thái Bình ta không nhỉ?”, ông ôn tồn đáp: “Con trai tôi bảo, biển Việt Nam mình, nơi nào cũng đẹp!”.
Chúng tôi liên hệ với Đại tá Nguyễn Công Sơn, Phó Chính ủy Vùng 4 Hải quân qua điện thoại. Sau rất nhiều lần không liên lạc được, anh chủ động gọi lại giải thích: “Mình vừa họp xong. Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân đang chuẩn bị tổ chức đoàn ra Trường Sa tặng quà cho anh em làm nhiệm vụ ngoài đảo trong dịp Tết Mậu Tuất đây”.
Đại tá Nguyễn Công Sơn cho hay, trên con tàu chuẩn bị ra Trường Sa, ngoài tất cả nhu yếu phẩm phục vụ lính đảo thì sự rộn ràng hơn cả là muôn kiện hàng đón Tết với: Gạo nếp, lá dong xanh, mai, đào, quất…
Anh tiết lộ, quất là loại cây không hẳn đặc biệt đối với đất liền trong dịp Tết, nhưng lại khá đặc biệt trên những chuyến tàu ra đảo. Những cây quất trĩu trịt quả đang bắt đầu ngả vàng được chằng níu, ghì buộc trong chậu y như khi người ta chằng “chống bão cấp 15, 16 sáu sắp đổ bộ”.
“Biển mùa này không có bão nhưng những trận gió mùa cấp 5, cấp 6 cứ dào lên liên tục khiến cho con tàu rung lắc nghiêng ngả, người còn khó đứng huống chi cây. Nếu không buộc chắc chắn, cẩn thận cây sẽ bị lay gốc rời rễ mà chết.
Các bạn biết đấy, một cây quất ra đảo phải vượt hơn 2.000 km từ Hải Dương, từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh, rồi lại vượt gần cả ngàn cây số biển để đến Trường Sa. Giữ được vẻ tươi xanh giống trong đất liền quả là không hề dễ chút nào.
Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa là vậy”, Đại tá Sơn hào hứng kể về hành trình của những chuyến quà đất liền ra đảo. Chỉ riêng chuyện chuyển quất, chơi quất trên đảo đã muôn chuyện “gay cấn”. Quất đang để ngoài sảnh tàu, biển bỗng nổi sóng to gió lớn, bộ đội ngay lập tức phải chuyển cây vào phòng nghỉ.
Người Việt quan niệm, cây cối, mầm chồi là biểu tượng cho mùa xuân. Khi trời đất vào xuân, cây cối bừng lên sức sống như một nghi lễ chào đón mùa vạn vật sinh sôi. Ngay cả ở Trường Sa, nơi “nắng bỏng, đá mặn, đất rang” thì cây cũng vẫn thế.
Đại tá Đào Giang Hải, Chính ủy Lữ đoàn 146 Hải quân chia sẻ với chúng tôi, trong dịp Tết đến, Xuân về, trên đảo Trường Sa, loại cây có hoa nhiều nhất là hoa giấy vì nơi đây nắng gió nhiều, rất hợp “khẩu vị” sống của nó. Bàng vuông vào dịp Tết cũng lác đác hoa dù không rộn ràng như lúc cuối xuân, đầu hạ.
Ngoài ra, còn hoa bí vàng trên giàn cây vườn lính, hoa muống tím tràn chân sóng…
Trong 20 năm công tác tại Lữ đoàn 146 Hải Quân, Thượng tá Phạm Văn Lý, Tham mưu phó Lữ đoàn 146 đã có 7 năm làm Đảo trưởng, Điểm đảo trưởng, 6 năm liền ăn Tết ở Trường Sa. Anh bộc bạch, cảm giác ăn Tết ở Trường Sa rất lạ.
Thời khắc năm cũ qua đi, một năm mới gõ cửa, trên đảo sự bâng khuâng ấy càng lớn nhất là khi chứng kiến cảnh người về – người ở, người đến – người đi. Có người lính được vào bờ vì đã hoàn thành xong nghĩa vụ, có chàng trai trẻ vừa bước chân lên đảo đón cái Tết xa nhà đầu tiên trong đời.
“Tết ngoài đảo rộn hơn trong bờ. Đó là cảm xúc đặc biệt của những người vừa đón Tết, vừa sẵn sàng làm nhiệm vụ. Bao nhiêu thời gian, sức lực, tâm trí đều dành cả cho hai việc này”, Thượng tá Phạm Văn Lý chia sê.
Mùa xuân, lính đảo nhớ quê hương, nhưng cũng thiết tha, ấm lòng trong sự đùm bọc chia sẻ của tình quân dân trên đảo.
Qua câu chuyện của mình, những người lính đảo mở lòng với chúng tôi, vào thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, nghe giọng nói người thân vang lên trong điện thoại, nỗi nhớ mong lại trào dâng muôn đợt sóng mà Trường Sa tựa một mỏ neo đọng bao khắc khoải lòng người.
Thơ Hay về Trường Sa.
Trường Sa sóng vỗ chân kè
Các em đi học giữa hè nắng oi
Đảo xa tựa những làn thoi
Dệt nền biển thẳm sáng soi chủ quyềnCô trò giữa chốn duyên tiền
Gieo mầm tri thức giữ yên cơ đồ
Trường làng sóng đội nhấp nhô
Bảng phai sắc nắng, phấn khô vị mòiSinh Tồn, Song Tử thiệt thòi
Sơn Ca, Nam Yết, bãi bồi Tốc Tan
Quốc kỳ phất phới hiêng ngang
” Tiến Quân Ca ” hát… dậy vang biển trờiTrường Sa đất tổ muôn đời
Ê.. a… tiếng trẻ tiếp lời nước non
Cô trò một tấm lòng son
Bám trường, giữ đảo, vẹn tròn biển khơi.Michael Tèo